Những câu chuyện có thật
F88 triển khai chiến dịch truyền thông Chỉ vay khi thực sự cần trong thời điểm “nhạy cảm” của giới cầm đồ, mùa Euro. Trong những ngày hội bóng đá lớn, trên mạng xã hội, đâu đâu cũng nhắc đến vấn nạn cá độ và cho rằng cầm đồ là một hình thức cấp tiền cho cá độ.
Tuy nhiên, một số người thì lý giải cầm đồ là cách vay dễ dàng, bằng nhiều loại tài sản khác nhau và nhận tiền ngay lập tức nên việc bị “liên tưởng” là tiếp tay cá độ cũng… thường thôi. F88 cũng thế, cũng bị mang tiếng là “nhà cái đến từ Châu Âu”.
Trước những lời đồn đoán như thế, năm nay, ông Phùng Anh Tuấn, CEO của F88, đã đăng đàn khẳng định “F88 xin phép được từ chối phục vụ các khách hàng vay để cá độ”. Việc liên tục nhắc lại thông điệp này trong suốt mùa Euro được nhiều người cho là cách khôn khéo để lên án hành vi cá độ và khẳng định mình chẳng liên quan gì đến vấn nạn này của F88..
Chuyện vay cầm đồ để cá độ có thật không? Theo cư dân mạng là có nhưng để xác định một khoản vay có phải vay để cá độ hay không thì rất khó, chỉ người vay mới biết. Không chỉ cá độ, theo các bình luận, thì còn có nhiều người vay để thỏa mãn thói ăn chơi vô bổ, thậm chí vì thế mà vay thiếu tỉnh táo, vay mà không có kế hoạch trả nợ khiến họ dễ rơi vào một vòng xoáy nợ nần.
Việc hàng trăm hội nhóm bùng nợ xuất hiện nhiều trên mạng xã hội từ giữa 2023 đã phần nào phản ánh việc một bộ phận người vay đã mất khả năng trả nợ rồi chủ động bùng nợ, khiến bản thân đối diện nhiều rủi ro.
Đây là chuyện có thật dù ít được nhắc đến. Nhưng từ chiến dịch truyền thông Chỉ vay khi thực sự cần, không khó để nhận ra F88 đã chủ động nhắc đến đến câu chuyện có thật này một cách trực diện nhất và gián tiếp cảnh báo về một “nỗi đau” có thể xảy ra với khách hàng nếu không đủ tỉnh táo trong việc quản lý tài chính cá nhân.
Với một chiến dịch truyền thông, việc đưa ra thông điệp giúp khách hàng tránh khỏi “nỗi đau” có thể xem như là một thành công.
Đến những câu chuyện nhân văn
Theo nhận định từ chính F88 thì lời nhắc Chỉ vay khi thực sự cần dường như đi ngược xu hướng truyền thông khi nhắc nhở khách hãy nghĩ kỹ xem có thực sự cần phải vay hay không. Đại diện F88 khẳng định doanh nghiệp luôn cần khách đến vay vì đó nguồn sống nhưng cũng mong muốn khoản vay phải giúp khách hàng có được cơ hội cải thiện cuộc sống chứ không phải đưa cuộc sống vào thế bế tắc hơn.
Sau khi thông điệp được truyền đi thì đã nhận lại nhiều ý kiến trái chiều. Người thì nói đó chỉ là cách truyền thông “cho vui” chứ về bản chất khoản vay, các vay thì không thay đổi. Nhưng nhiều người lại cho rằng đây là thông điệp nhân văn vì dù bàn chất khoản vay không thay đổi nhưng nó cho thấy đơn vị này đang cố hướng khách hàng đến mục tiêu bền vững cho chính người vay hơn.
Theo những người tán đồng, chiến dịch truyền thông Chỉ vay khi thực sự cần còn ý nghĩa ở chỗ nó giúp xác định đâu là việc cần. “Thực sự cần”, theo gợi ý của chuỗi cửa hàng này là vay để bán buôn, sản xuất hay học hành, khám chữa bệnh hoặc giải quyết các khó khăn trước mắt. Những người ủng hộ thông điệp này cho rằng việc nhắc nhở như thế còn là cách F88 thể hiện trách nhiệm với khách hàng tuy nhiên thông điệp này cũng có thể đem lại rủi ro là sẽ… ít người đến vay.
Theo một số thông tin trên mạng xã hội, F88 vẫn thường bị nhìn với ánh mắt thiếu thiện cảm. Tuy nhiên, có người lại lý giải việc này phần là bởi nhiều người chưa hiểu rõ những đặc thù trong mô hình kinh doanh cầm đồ theo chuỗi, chưa thực sự trải nghiệm dịch vụ ở F88. Hai là bởi doanh nghiệp này cũng khá “kín tiếng”.
Những ý kiến này cho rằng cần công tâm nhìn nhận là sau 10 năm hoạt động, F88 đã góp phần làm thay đổi phần nào bộ mặt thị trường cầm đồ theo hướng tích cực hơn như việc công khai lãi suất và nâng cao trải nghiệm khách hàng.