Ngành Bảo hiểm Việt Nam phục hồi sau 5 quý tăng trưởng âm

Admin
(CLO) Sau một thời gian dài gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh xuống dốc, ngành bảo hiểm Việt Nam đã có những sự hồi phục nhất định.

Tín hiệu phục hồi từ quý 3/2024 sau 5 quý tăng trưởng âm liên tiếp

Liên tiếp trong 10 năm trước 2023, ngành bảo hiểm Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng hai con số, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Tuy nhiên, từ quý 2/2023, thị trường bắt đầu đi vào giai đoạn suy giảm, với doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành liên tục giảm qua 5 quý. Đến quý 3/2024, doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 56,400 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên ngành bảo hiểm lấy lại được đà tăng trưởng kể từ khi bước vào giai đoạn giảm sút.

nganh bao hiem viet nam phuc hoi sau 5 quy tang truong am hinh 1

Ngành bảo hiểm Việt Nam hồi phục sau 5 quý tăng trưởng âm (Ảnh TL)

Bài liên quan
Bảo hiểm LPBank chi trả 1 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng
Mangione: Từ giàu có và thành công đến nghi phạm ám sát CEO bảo hiểm y tế
Thuê xe có bao gồm bảo hiểm không?
Nghi phạm sát hại CEO UnitedHealthcare bày tỏ sự phẫn nộ với ngành bảo hiểm y tế Mỹ

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt 200,109 tỷ đồng, tăng 6,63% so với cùng kỳ. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ đạt 71,905 tỷ đồng, tăng mạnh 13,02%, trong khi bảo hiểm nhân thọ vẫn chịu áp lực khi giảm 5,5%, đạt 132,204 tỷ đồng.

Ngành bảo hiểm cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong các khoản chi trả quyền lợi. Tổng số tiền chi trả trong 11 tháng đạt 86,368 tỷ đồng, tăng 17,13% so với cùng kỳ, cùng với 838,319 tỷ đồng đầu tư trở lại nền kinh tế, tăng 12,6%. Tổng tài sản toàn ngành đạt gần 986,586 tỷ đồng, tăng 9,7%.

Thách thức vẫn còn đó cho ngành bảo hiểm

Dù ghi nhận tín hiệu phục hồi, ngành bảo hiểm Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, trong cả hai lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ.

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão Yagi vào tháng 9/2024 đã đặt ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp. Tính đến ngày 31/10, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tiếp nhận hơn 14,700 yêu cầu bồi thường với tổng giá trị ước tính 10,595 tỷ đồng, chủ yếu liên quan đến bảo hiểm tài sản và xe cơ giới.

Các doanh nghiệp phi nhân thọ đã chi trả khoảng 580 tỷ đồng, cao gấp 4-5 lần so với các sự kiện bão lớn trước đây. Tuy nhiên, chi phí bồi thường tăng cao đã khiến lợi nhuận từ hoạt động bảo hiểm đi lùi, trong khi lợi nhuận từ mảng tài chính cũng suy yếu do lãi suất tiền gửi giảm. Thống kê cho thấy lợi nhuận trước thuế toàn ngành bảo hiểm giảm 34,6% trong quý III/2024, xuống 981 tỷ đồng.

Ở lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, mặc dù đã có những tín hiệu tích cực, nhưng ngành vẫn đối mặt với áp lực từ những thay đổi pháp lý và tâm lý thị trường. Cuộc khủng hoảng vào năm ngoái khiến doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ trong 11 tháng đầu năm 2024 giảm 5,5% so với cùng kỳ, chỉ đạt 132,204 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc siết chặt kênh bán hàng qua ngân hàng (bancassurance) theo Luật Kinh doanh bảo hiểm và Thông tư 67/2023 đang tạo ra những trở ngại ngắn hạn. Các ngân hàng bị cấm bán bảo hiểm liên kết đầu tư trước và sau giải ngân khoản vay trong vòng 60 ngày, tư vấn viên phải ghi âm, ghi hình quy trình tư vấn, cùng với việc tổ chức các kỳ thi đánh giá sản phẩm nghiêm ngặt hơn, khiến tỷ lệ đỗ thấp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải đối mặt với chi phí gia tăng để nâng cao chất lượng dịch vụ, đơn giản hóa quy trình và mở rộng danh mục sản phẩm. Những điều này tuy giúp tăng tính cạnh tranh và cải thiện trải nghiệm khách hàng, nhưng lại làm tăng áp lực lên biên lợi nhuận trong ngắn hạn.

Thế Anh